CÙ LẦN – LÀNG DU LỊCH SINH THÁI LÝ TƯỞNG
Du khách đến Đà Lạt đã quá quen
thuộc với những cái tên như: Đồi Mộng Mơ, Thung Lũng Tình Yêu, Hồ Xuân Hương...
Nhưng ở thành phố này còn có một địa điểm du lịch mới lạ với cảnh quan thiên
nhiên hoang sơ, mang tên Làng Cù Lần.
Vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng
Từ
thành phố Đà Lạt, đi về núi Langbiang rồi rẽ theo đường 722, qua đập nước An
Kroet vài cây số nữa là đến làng Cù Lần, thược thôn Suối Cạn, xã Lát, huyện Lạc
Dương. Nằm dưới chân núi Langbiang và được bao bọc xung quanh là khoảng 200ha
đồi rừng, nên làng Cù Lần còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ dù đã qua bàn tay tôn
tạo của con người.
Làng Cù Lần đã xuất hiện từ những
năm 60 nhưng đến năm 2011, nơi đây mới được đưa vào khai thác và tạo nên sự
khác biệt giữa hàng chục khu du lịch khác tại Đà Lạt.
Theo con đường mòn được tạo nên từ
hơn trăm bậc thang đá, qua hai cây cầu treo, Làng Cù lần Xuất hiện giữa khung
cảnh thiên nhiên hùng vĩ chốn núi rừng. Đà Lạt đã làm người ta quen thuộc với
cái tên “thành phố ngàn hoa” và những khu du lịch khác ở Đà Lạt đã khai thác
thế mạnh này, thì Làng Cù lần đi theo một hướng khác: khai thác nét hoang sơ
của chốn núi rừng với những loài hoa dại. Nhưng đồng thời, nơi đây cũng hội tụ
đủ những nét đẹp của nhưng của thiên nhiên từ suối, hồ, đến đồi núi, đồng cỏ…
Đã 9 giờ sáng, ngôi làng vẫn nằm im
ỉm giữa mênh mông núi đồi. Đứng từ trên cao nhìn xuống, những căn nhà rông được mô phỏng theo kiểu nhà của người K’ho
nằm quanh một bãi cỏ rộng lớn. Giữa bãi cỏ là một cây nêu cao, được chạm trổ
tinh tế, đó là nơi ký thác tâm linh của người dân trong làng. Cạnh đó, những
con dê cũng đang được chăm sóc kỹ càng.
Tại một ngôi nhà rông lớn, được gọi
dưới cái tên chợ Chồm Hổm.Mặt hàng buôn bán ở đây khá đa dạng, từ những chiếc
túi, khăn thổ cẩm cho đến những bức tượng điêu khắc, móc khóa, vòng tay… được
bày bán khá bắt mắt và mang màu sắc đặc trưng.Vì nằm khá xa so với trung tâm
thành phố, nên phải từ 10 giờ, làng Cù Lần mới có khách đến thăm, vào buổi tối
và những ngày nghỉ thì có nhiều hoạt động hơn, chị Linh, nhân viên bán hàng ở
đây cho biết.
Sức hút từ cái tên Cù Lần
Chị Linh tiếp tục giới thiệu về
những khối cây xung quanh có rất nhiều lông như màu lông con Cù Lần chị nói:
“Đây là cây cù lần bất tử. Mấy khúc này được lấy ở gần gốc cây. Cù lần là một
cây sống rất dai. Người ta cũng hay mua những khúc cây như thế này để làm quà
lưu niệm”
Giữa khung cảnh bạt ngàn núi đồi,
giọng hát của chàng trai Tây Nguyên -
Yasuy vang lên đều đều:
“Ngày xưa rất xưa, có thằng viễn xứ ôm giấc mơ vào
trong rừng.
Nhặt bên đồi cánh rừng hoang dại để năng niu đắm say
mà yêu,
Chọn thung lũng xanh xây lang sương khói,trên núi cao
gần mây trời
người ta cười phố phường đông người khung điên sao cứ
lao vào rừng
Thằng cù lần ai ơi…”
Anh Công Hoàng, hướng dẫn viên tại
khu du lịch, kể lại sự tích làng Cù Lần: “Câu chuyện kể rằng một chàng trai đồng bằng lên núi vào rừng với ước mơ
nhặt đá để xây dựng một thiên đường giữa rừng xanh dành tặng cho người mình
yêu. Người ta gọi chàng trai ấy là Thằng Cù Lần. Lời đồn đến tai tai người con
gái mà anh chàng Cù Lần yêu.Người con gái cảm động trước tình cảm của anh nên
đã tìm đến chốn rừng xanh cùng anh xây dựng gia đình giữa thiên nhiên thơ mộng.
Từ đó người đời đặt tên cho khu làng là làng Cù Lần. Bên cạnh đó thì đặc trưng
của khu làng là những cây cù lần và con cù lần nữa”
“Năm
sau quay lại, các bạn sẽ thấy ở đây thay đổi. Nó sẽ được mở rộng qua đến phía
bên kia ngọn đồi này. Đó mới là cái làng Cù Lần cũ. Giờ đang được khai thác
lại”, anh Hoàng cho biết thêm.
Ở
làng Cù Lần, bên cạnh tiếng thông reo, chim hót, suối chảy, còn có những con cù
lần núp cuộn mình trong những lùm cây. Trong khu làng này, có hẳn một khu vực
riêng dành cho con cù lần đến ngủ vào ban ngày. Khu này chỉ được bao bọc bằng
hàng rào tre xung quanh cao đến thắt lưng người. Ở giữa là một bức tượng hai con cù lần lớn bằng gỗ, phía sau là một
cái cây thấp, nơi những con cù lần đang ôm cây ngủ. Những con cù lần này chỉ ở đây ban ngày, ban đêm nó
chạy nhanh lắm, không ai bắt được đâu. Đêm thì nó không sống ở đây mà nó đi qua
phía những ngọn đồi bên kia kiếm ăn, đến sáng, mình để đồ ăn ở đây thì nó biết
nó quay về, một nhân viên ở đây cho biết.
Giữa không gian thiên nhiên này, có hẳn
một phòng tranh trưng bày tác phẩm của nhiều hoạ sĩ tên tuổi ở Việt Nam như
Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Trung, Đặng Xuân Hoà, Lê Thiết Cương…
Một số hình ảnh khác:
Bài, ảnh: CẨM TIÊN